THANH LAN NUDE- GOODBYE SAIGON-NUMBER TEN BLUES- TINH KHUC THU MUOI-1974-2014

Những scandal tình ái trong giới nghệ sĩ Sài Gòn (Kỳ 6) “Quả bom sex” Thanh Lan làm “cháy” vé các rạp hát Sài Gòn

Lao Động                     – 08/12/2013 12:15                 

        

            

                                         
                

                    Trong giới nghệ sĩ Sài Gòn trước năm 1975, Thanh Lan là hiện tượng rất đặc biệt ở nhiều khía cạnh: Cô sở hữu khuôn mặt và thân hình rất “chuẩn”, ai cũng muốn ngắm nhìn; thành công trên cả 3 lĩnh vực ca nhạc, sân khấu, điện ảnh; một trong số ít nghệ sĩ được học đến đại học, sử dụng được 4 ngoại ngữ… Thanh Lan còn là nữ diễn viên điện ảnh đi tiên phong trong việc đóng phim có cảnh “mát mẻ”. Thời ấy, những bộ phim mới trình chiếu có “quả bom sex” Thanh Lan thường kéo khán giả trẻ đến xem, gây nên cảnh “cháy” vé các rạp hát ở Sài Gòn.                

Ca sĩ biết 4 ngoại ngữ
Thanh Lan tên thật là Phạm Thái Thanh Lan, sinh năm 1948 tại thành phố Vinh, Nghệ An, sau theo mẹ vào Sài Gòn. Thuở nhỏ, Thanh Lan học tại Trường Trung học Marie Curie, rồi theo học Đại học Văn khoa Sài Gòn, tốt nghiệp năm 1973. Từ khi còn là nữ sinh của trường Marie Curie, Thanh Lan đã bắt đầu hát trong ban Việt Nhi của Đài Phát thanh Sài Gòn, rồi tham gia trong ban nhạc sinh viên mang tên Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Ca sĩ Thanh Lan bắt đầu nổi tiếng ở Đại học Văn khoa. Cô tham gia hát trong rất nhiều băng nhạc, hình ảnh Thanh Lan cũng hiện diện trên các bìa bản nhạc bày khắp nơi. Thanh Lan hát chung với ca sĩ Nhật Trường qua những tình khúc của Trần Thiện Thanh tạo thành cặp song ca ăn khách. Sau năm 1975, Thanh Lan tiếp tục nổi tiếng với các bài hát như: Cô đi nuôi dạy trẻ, Đi qua vùng cỏ non, Phượng hồng, Em đi chùa Hương, Triệu đóa hoa hồng, Khi xưa ta bé (Bang bang), Trở về mái nhà xưa (Come back to Sorrento), Búpbê không tình yêu…
Ở lĩnh vực sân khấu, từ năm 18 tuổi, Thanh Lan đã diễn vai chính nhiều vở kịch truyền hình trong ban kịch Vũ Đức Duy. Năm 1973, ban kịch Vũ Đức Duy trình làng vở kịch Những người không chịu chết của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan. Trong vở kịch này, Thanh Lan đóng vai cô gái hơi bị tâm thần con ông bảo vệ trong một thương xá tại Sài Gòn. Sau 1975, Thanh Lan có tham gia đóng vai một nhân vật Mỹ trong một vở kịch ngắn trình diễn trên sân khấu đoàn ca nhạc điện ảnh Sài Gòn và chương trình hài kịch Đội lốt Việt kiều cùng với các nghệ sĩ Duy Phương, Tú Trinh, Nguyên Hạnh, Túy Phượng.
Sự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan bắt đầu vào năm 1970, khi cô đóng vai chính trong bộ phim Tiếng hát học trò của đạo diễn Thái Thúc Nha do Hãng phim Alpha sản xuất. Với vai diễn này, Thanh Lan đã đoạt giải nữ diễn viên nhiều triển vọng nhất của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật trước năm 1975. Trước 1975, Thanh Lan đã tham gia đóng 8 bộ phim điện ảnh cùng với 2 phim truyền hình, trong đó có một phim do hãng phim Amino Nhật quay: Number ten blues. Về sau bộ phim này được đổi tên thành Goodbye Saigon, trong đó Thanh Lan thủ vai nữ chính bên cạnh hai diễn viên người Nhật. Năm 1984, khi diễn viên Thúy An mang thai, không thể tiếp tục tham gia vai diễn Thùy Dung trong phim Ván bài lật ngửa, đạo diễn Lê Hoàng Hoa mời Thanh Lan vào vai Thùy Dung. Cuối năm 1993, Thanh Lan chuẩn bị làm bộ phim điện ảnh đầu tay Đan Thanh do cô viết kịch bản và đạo diễn, với Nguyễn Chánh Tín và Lê Cung Bắc đóng vai chính, nhưng chưa kịp thực hiện thì cô rời Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư.
Có lẽ trong giới nghệ sĩ cùng thời, Thanh Lan là một ca sĩ, diễn viên có học vấn cao, nói và hát được nhiều thứ tiếng. Ngoài việc thông thạo 2 ngoại ngữ Anh, Pháp, Thanh Lan còn học tiếng Đức và Tây Ban Nha, chính vì thế Thanh Lan đã hát được những bài hát của Nam Mỹ và viết hồi ký bằng tiếng Anh. Cuốn hồi ký dày 300 trang mang tựa đề tiếng Anh là: “The Curse of Champa” được dịch sang tiếng Việt là: “Lời nguyền của vua Chàm”.
Hồng nhan đa truân
Thời ấy, ở Sài Gòn, Dũng Long Biên nổi danh không chỉ trong giới nhiếp ảnh. Là “thiếu gia” của chủ các hiệu ảnh nổi tiếng nhất Sài Gòn, Dũng Long Biên ăn chơi vừa phóng túng, vừa lãng tử, gần gũi với giới văn nghệ. Trong một lần đi chơi Đà Lạt, Dũng Long Biên gặp và mê mệt ca sĩ Thanh Lan lúc ấy đang đi đóng phim. Đôi “trai tài gái sắc” này nhanh chóng kết nhau giữa thành phố ngàn hoa, rồi dẫn nhau về Sài Gòn và nhanh chóng tổ chức đám cưới… chạy bầu. Đám cưới Dũng Long Biên và ca sĩ Thanh Lan rất lớn, nổi tiếng không chỉ trong giới nghệ sĩ.
Thế nhưng, cái gì bạo phát thì cũng chóng bạo tàn, chuyện tình của họ đến nhanh như tia chớp và cũng vụt tắt như ánh sao băng. Về sống với nhau, Thanh Lan nhận ra cậu “thiếu gia” chồng mình chỉ được cái tốt mã, ăn chơi bạt mạng và cả ghen. Dũng Long Biên ghen một cách mù quáng, ghen ngoài đời rồi còn ghen cả trong phim. Khi Thanh Lan đóng phim Tiếng hát học trò, ngay trong ngày chiếu ra mắt, Dũng Long Biên nổi ghen đánh Thanh Lan một trận nhừ tử. Thanh Lan còn phải chịu đựng những trận đòn ghen sau hậu trường khi tan suất diễn, hoặc những trận phục kích, rình rập bắt ghen của Dũng Long Biên. Suốt 2 năm chung sống và có với nhau một đứa con, Thanh Lan không có được mấy ngày hạnh phúc, còn lại là chuỗi ngày địa ngục. Cuối cùng Thanh Lan đã phải nói lời chia tay với Dũng Long Biên và ôm con nhỏ về ở với mẹ ruột.
Sau khi về ở với mẹ, Thanh Lan không bị ràng buộc với Dũng Long Biên nên cô bắt đầu tập trung cho sự nghiệp ca hát. Cô “cặp kè” với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng hát ở quán càphê Hầm Gió trên đường Võ Tánh (Nguyễn Trãi bây giờ). Quán càphê Hầm Gió thu hút một số lượng khách đông đảo nhờ nhóm Nam Lộc có ý tưởng kinh doanh lạ, nhất là có giọng hát Thanh Lan. Sau đó, Thanh Lan “kết” với Vũ Thành An với Những bài không tên như một hiện tượng trong làng âm nhạc. Với ca sĩ Nhật Trường, tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Thanh Lan gắn bó lâu hơn cả không chỉ với những ca khúc của ông, mà còn đóng phim ca nhạc cùng với ông trên tivi. Với Từ Công Phụng – chàng nhạc sĩ Trên ngọn tình sầu – thì Thanh Lan chỉ gắn bó một thời gian ngắn.
Khi sang định cư bên Mỹ, Thanh Lan cặp bồ với luật sư Đỗ Đức Hậu. Thanh Lan đã tìm cách đưa con gái Quỳnh Loan qua Mỹ bằng con đường “kết hôn giả” với ông luật sư này, để sau khi con gái qua Mỹ một thời gian sẽ làm thủ tục hủy hôn với Đỗ Đức Hậu, bước kế tiếp Quỳnh Loan sẽ bảo lãnh chồng qua Mỹ sum họp. Nhưng sự đời thật trớ trêu khi Đinh Đức Hậu lại ở luôn với con gái của Thanh Lan.
“Quả bom sex” làm “cháy” rạp hát
Thanh Lan đến với điện ảnh lần đầu với phim “Tiếng hát học trò” do Thái Thúc Nha đạo diễn năm 1970. Thế nhưng, tên tuổi Thanh Lan chỉ thực sự nổi lên trong điện ảnh từ phim “Yêu” (năm 1971) do Đỗ Tiến Đức đạo diễn và để lại cho cô biệt danh “quả bom sex”. Phim “Yêu” chuyển thể từ tiểu thuyết của Chu Tử, một cuốn sách được gọi là sex lúc bấy giờ. Trong phim “Yêu”, Thanh Lan đóng vai nữ chính tên Diễm, Chu Tử đóng vai Giáo sư Thức và nhà văn Nguyễn Đình Toàn đóng vai nam chính. Trong phim này Thanh Lan đã đóng một số phân đoạn có diễn cảnh “sex” mà hồi đó cho là cực kỳ táo bạo. Khi phim được chiếu rạp, lập tức ca sĩ Thanh Lan đã trở thành một hiện tượng “quả bom sex” nổi đình nổi đám. Phim “Yêu” ăn khách, thu hút khán giả không phải nhờ tài của đạo diễn mà chỉ nhờ 2 yếu tố: Tiểu thuyết “Yêu” của Chu Tử đã nổi tiếng và Thanh Lan đóng “sex”.
Tiếp theo, Thanh Lan lại làm nổi đình nổi đám với scandal “Tình khúc thứ mười”. Đó là một bộ phim của Nhật Bản thực hiện những cảnh quay tại Sài Gòn, họ mời Thanh Lan tham gia. Một ngôi biệt thự kín đáo được thuê để làm phim trường và Thanh Lan được đưa tới đây để thực hiện những cảnh quay khỏa thân trong mọi tư thế. Hóa ra, phim “Tình khúc thứ mười” chỉ là một phim cuội và nhóm quay phim này lộ chân tướng là một nhóm du khách người Nhật qua Việt Nam du lịch, họ mang theo máy quay phim 18 ly để quay cảnh đẹp ở Việt Nam dọc theo lộ trình du lịch. Sau scandal “Tình khúc thứ mười”. Thanh Lan hầu như chẳng còn ngại ngùng gì khi nhận những vai diễn khỏa thân. Cô đã đóng hàng loạt phim về sau và nhiều phim trong số này thường có những cảnh sex mà Thanh Lan luôn nhận là mình tự đóng, trong khi một số nữ diễn viên khác thường cho biết đã nhờ người đóng thế những cảnh khỏa thân.

Leave a comment